8 CÁCH UỐNG RƯỢU TỐT CHO SỨC KHỎE
Rượu vang đỏ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Vào dịp cuối năm, công ty, tổ chức hay gia đình nào cũng có rất nhiều cuộc hội họp trên bàn nhậu. Nếu bạn chỉ uống rượu vang (loại rượu có nồng độ cồn thấp và tốt cho sức khỏe) hoặc rượu thường với số lượng vừa phải thì không có gì để nói. Còn nếu bạn uống rượu mạnh hoặc các loại rượu có nồng độ cồn cao (trên >18%) thì hãy bỏ túi những bí quyết sau đây:
Ăn lót dạ
Uống rượu ngay khi ngồi vào bàn nhậu trong khi đang đói chính là thói quen gây hại cho dạ dày và gan của bạn. Hãy ăn một chút gì đó nhẹ nhàng trước khi uống để lót dạ. Tuy nhiên, thịt xông khói, cá muối sẽ phản ứng với rượu và tổn thương gan ở mức nặng hơn.
Uống sữa tươi
Đây là mẹo giúp bảo vệ dạ dày khi uống rượu. Việc uống trước một chút sữa tươi sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ quanh thành dạ dày, giúp hạn chế tác hại của rượu lên cơ quan này. Lưu ý là bạn nên ăn chút gì đó trước khi uống sữa để không có cảm giác cồn cào ruột.
Chọn loại rượu có nồng độ cồn thấp (rượu vang)
Rượu vang đỏ trên bàn tiệc
Thông thường, nồng độ cồn trong rượu càng cao, tỉ lệ thuận với việc gây hại cho gan càng cao. Vì thế. hãy chọn rượu có nồng độ cồn thấp hoặc uống ít với rượu có nồng độ cao.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học từ các tổ chức uy tín trên toàn thế giới, rượu vang không chỉ giữ cho trái tim khỏe mạnh mà uống rượu vang, đặc biệt là vang đỏ, điều độ còn giúp bạn giảm cân, tăng cường trí nhớ và khả năng miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương cũng như nhiều tác dụng tích cực khác. Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Washington, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và xác nhận rằng với 5 ly rượu vang đỏ mỗi tháng sẽ giúp tăng khả năng thụ thai lên gấp bội.
Xem thêm: Vì sao uống rượu có thể cải thiện khả năng nói ngoại ngữ?
Làm nóng rượu
Trong quá trình "hâm" rượu lên, hàm lượng chất methanol, andehit, este và các hợp chất hữu cơ khác sẽ bay hơi, nồng độ của rượu được giảm xuống, làm giảm thiệt hại cho gan.
Uống nhiều nước kèm rượu
Trước khi uống, rất nhiều người có thói quen uống thuốc giải rượu. Nhưng thực chất phương pháp này chỉ giúp bạn hạn chế việc say rượu chứ không có khả năng bảo vệ gan và dạ dày.
Uống thêm nước lọc khi uống rượu sẽ giúp giảm nồng độ cồn có trong rượu tác động lên các cơ quan bên trong cơ thể.
Uống từng ngụm nhỏ
Theo người Nhật, uống chậm và nhâm nhi là cách uống "thông minh" nhất để hạn chế say rượu. Hơn nữa, nếu uống từng ít một sẽ khó làm cho rượu ngấm vào thành ruột.
Uống rượu mà "tu" một hơi cạn chén, không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dạ dày, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến tất cả các cơ quan nội tạng.
Xem thêm: Cách ứng xử trên bàn ăn khéo léo như Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam (P1)
Ăn kèm rau củ luộc, salad
Bạn nên ăn kèm thêm một món salad, rau củ quả luộc, đặc biệt là củ cải và cà rốt có thể giải độc, giảm tổn thương gan. Rau củ cung cấp cho bạn lượng nước, đường tự nhiên, làm giảm tác dụng của rượu lên cơ quan ngũ tạng và nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu tiện.
Ăn dưa hấu sau khi uống rượu
Dưa hấu là loại trái cây chứa nhiều nước và khoáng chất giúp lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết và thải rượu một cách nhanh chóng. Dưa hấu là loại quả giúp bạn nạp nhanh nhất lượng nước vào cơ thể giúp trung hòa lượng rượu bạn đã uống. Ngoài ra bạn cũng có thể thử trà gừng, nước chanh hoặc nước mía sau khi uống bia rượu.
Tất cả những cách trên đây dù hiệu quả đến mấy cũng chỉ là để “chữa cháy”. Điều quan trọng vẫn nằm ở ý thức của mỗi người khi uống bia rượu. Nên uống có chừng mực và chọn loại rượu bia có nguồn gốc rõ ràng.
Chúc các bạn có một mùa lễ Tết từng bừng bên bạn bè và gia đình.
Bài viết liên quan
- 5 bí quyết bảo quản rượu vang chưa dung hết
- Quy tắc tiếp rượu vang và ứng xử trên bàn ăn như Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam (P.2)