Hiểm họa chết người từ ngộ độc rượu bia dịp cuối năm
(GDVN) - Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm rễ cây, rượu ngâm với nội tạng động vật... có thể gây ra những vụ ngộ độc chết người.
Cứ vào dịp cuối năm, lượng rượu bia tiêu thụ tăng được ghi nhận tăng chóng mặt theo những bữa tiệc tất niên, tiệc chức mừng năm mới. Tình trạng lạm dụng rượu bia dẫn đến những cái chết thương tâm hoặc gây ra những biến chứng, hậu quả rất đau lòng.
Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm rễ cây, rượu ngâm với nội tạng động vật... có thể gây ra những vụ ngộ độc chết người trong dịp lễ tết, liên hoan cuối năm.
Khảo sát của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trên một số tuyến phố Hà Nội cũng như thị trường bán rượu Tết qua mạng xã hội, kênh bán hàng online cho thấy năm nay nhiều mặt hàng rượu rất đa dạng và phong phú.
Nhiều kênh bán hàng online nắm bắt tâm lý người dân đón xuân Kỷ Hợi 2019 đã giới thiệu loại rượu có vỏ chai được tạo hình theo hình tượng 12 con Giáp. Theo đó, năm 2019 là năm con lợn loại rượu có vỏ chai là con lợn bên trong chứa rượu màu không rõ nguồn gốc xuất sứ.
Đáng lo ngại là tình trạng bán rượu không rõ nguồn gốc xuất sứ qua mạng xã hội một cách tràn lan, người mua chỉ cần “alo” là chuyển hàng đến tận nơi. Đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc để hạn chế tối đa những tác hại của rượu bẩn, rượu giả tràn lan trên thị trường.
(GDVN) - Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm rễ cây, rượu ngâm với nội tạng động vật... có thể gây ra những vụ ngộ độc chết người.
Cứ vào dịp cuối năm, lượng rượu bia tiêu thụ tăng được ghi nhận tăng chóng mặt theo những bữa tiệc tất niên, tiệc chức mừng năm mới. Tình trạng lạm dụng rượu bia dẫn đến những cái chết thương tâm hoặc gây ra những biến chứng, hậu quả rất đau lòng.
Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm rễ cây, rượu ngâm với nội tạng động vật... có thể gây ra những vụ ngộ độc chết người trong dịp lễ tết, liên hoan cuối năm.
Khảo sát của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trên một số tuyến phố Hà Nội cũng như thị trường bán rượu Tết qua mạng xã hội, kênh bán hàng online cho thấy năm nay nhiều mặt hàng rượu rất đa dạng và phong phú.
Nhiều kênh bán hàng online nắm bắt tâm lý người dân đón xuân Kỷ Hợi 2019 đã giới thiệu loại rượu có vỏ chai được tạo hình theo hình tượng 12 con Giáp. Theo đó, năm 2019 là năm con lợn loại rượu có vỏ chai là con lợn bên trong chứa rượu màu không rõ nguồn gốc xuất sứ.
Đáng lo ngại là tình trạng bán rượu không rõ nguồn gốc xuất sứ qua mạng xã hội một cách tràn lan, người mua chỉ cần “alo” là chuyển hàng đến tận nơi. Đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc để hạn chế tối đa những tác hại của rượu bẩn, rượu giả tràn lan trên thị trường.
Theo thống kê sơ bộ của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), 11 tháng đầu năm 2018 cả nước có đến trên 91 vụ ngộ độc được ghi nhận khiến hơn 2.700 người phải nhập viện, trong đó có 15 ca tử vong.
Trong năm 2017, toàn quốc ghi nhận 148 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.087 người mắc, 3.908 người nhập viện và 24 trường hợp tử vong.
Con số thống kê trên của Cục An toàn Thực phẩm mới là sơ bộ và đó là những trường hợp được báo cáo, có nhập viện. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp ngộ độc do rượu bịa ở không ít địa phương do chưa báo cáo, hay mức độ nhẹ chưa được công bố.
Theo kết luận của cơ quan chức năng, phần lớn các ca tử vong là do ngộ độc rượu mức độ nặng. Có thể chỉ ra một số trường hợp ngộ độc rượu như tại Nghệ An vào hồi tháng 3/2018 khiến 3 người chết do uống rượu ngâm rễ cây.
Gần đây vào tháng 9/2018, tại Quảng Nam nhiều người dân uống rượu từ lò tự nấu đã cướp đi sinh mạng của 4 người.
Cũng trong thời gian này, tại Nghệ An tiếp tục có trường hợp tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây…
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể.
Đáng lưu ý, không ít người cho rằng, uống rượu xịn, uống bia không hại gan, nhưng thực chất dù rượu bia xịn cũng vẫn là gánh nặng cho gan khi uống quá chén.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho hay, rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe.
Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng một bệnh.
Thời điểm trước và sau tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia thường tăng cao, trong số đó, chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy…
Trước thực trạng đáng báo động về ngộ độc rượu trong dịp Tết đến xuân về, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm nhận định: “Vào dịp cuối năm số vụ ngộ độc do rượu bia có xu hướng tăng cao. Tình trạng ngộ độc thường gặp ở 2 loại rượu ethanol và methenol, nhưng ngộ độc từ các loại rượu ngâm các loại cây (không rõ loại) có chứa độc tố tự nhiên đang gây ra nguy hiểm khôn lường cho người sử dụng”.
Theo đó, loại rượu ethylic (còn gọi là rượu ethanol) là loại rượu chưng cất không an toàn; cồn methylic (hay còn gọi là rượu methanol) là loại cồn công nghiệp được lén lút pha chế thành rượu.
Đây là những loại hóa chất độc hại, chỉ cần uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.
Đáng nói, các loại rượu ngâm rễ cây chứa độc tố tự nhiên cũng vô cùng nguy hiểm, đôi khi chỉ sử dụng với lượng rất ít cũng có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài nguy cơ tử vong, ngộ độc, uống rượu bia quá chén dẫn tới say xỉn còn là nguyên nhân của 31% vụ đánh, giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác như gan, dạ dày, tim mạch, tâm thần… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người uống rượu và sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc rượu vào dịp lễ tết, dịp đầu xuân, Cục An toàn Thực phẩm đang đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra xử lý các loại rượu không nhãn mác, gian lận thương mại.
Cục khuyến cáo người dân không lạm dụng rượu bia trong ngày lễ Tết, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính; không uống cồn công nghiệp; không uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu không công bố chất lượng; không uống rượu khi đang đói, mệt, đang uống thuốc điều trị; trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.
Nguồn: Giáo Dục Việt Nam