CẬP NHẬT TÌNH HÌNH CHÁY RỪNG Ở MỸ VÀ VÙNG SẢN XUẤT RƯỢU VANG Ở CALIFORNIA
Trong ảnh là công viên Coffey khi ngọn lửa cháy cao nhất
Tại California, có 17 vị trí xảy ra cháy lớn, bao trùm khoảng 46.500 ha. Hầu hết người dân bị ảnh hưởng ở các hạt Sonoma và Napa. Vụ cháy rừng nghiêm trọng này đã làm ít nhất 17 người chết, hơn 180 người mất tích và phá hủy khoảng 2.000 nhà cửa, công trình. Trên 91.000 hộ gia đình và doanh nghiệp bị mất điện, 20.000 người đã phải sơ tán.
Nghề trồng nho và làm rượu vang đã xuất hiện trong khu vực này từ giữa thế kỷ 19. Có hơn 400 nhà máy rượu vang tại đây. Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá thiệt hại kinh tế do đám cháy gây ra nhưng rất nhiều nhà máy sản xuất rượu và vùng nguyên liệu đã bị biến thành tro.
Ở Nam California, lửa cũng lan khắp khu vực có diện tích hơn 3.000 ha, thiêu rụi nhiều công trình và khiến 5.000 người phải sơ tán.
Ít nhất 4 cánh đồng nho ở Thung lũng Napa đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Tình hình có thể tệ hơn ở Hạt Sonoma, phía tây bang California. Dù đây không phải mùa nho nhưng tác động từ khói chắc chắn sẽ khiến sản lượng ở những vườn nho khác sụt giảm khi thu hoạch vào mùa thu năm nay.
Lửa bùng lên hôm 8/10, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác phải sơ tán khỏi khu vực được coi là thủ phủ của ngành công nghiệp rượu vang Mỹ. Đây cũng là nơi có những vườn nho trị giá nhất nước Mỹ. Năm ngoái, ngành công nghiệp rượu vang ở California mang về gần 58 tỷ USD. Dù còn quá sớm để đánh giá thiệt hại của vụ hỏa hoạn nhưng chắc chắn nó sẽ không ít.
Đánh giá về thiệt hại của vụ hỏa hoạn, một trong những nhà sản xuất rượu vang có tiếng cho khu vực nhấn mạnh một số lượng đáng kể diện tích trồng nho sẽ bị ảnh hưởng bởi vụ cháy. Nếu chỉ bị khói, sản lượng sẽ bị tác động trong ít nhất một mùa. Nếu bị lửa thiêu rụi, sẽ cần 3 tới 4 mùa để có thể khôi phục.
Ngọn lửa đã nhấn chìm nhà máy rượu vang Paradise Ridge Winery ở TP Santa Rosa, thiêu rụi các thùng rượu và trang thiết bị tại cơ sở này.
Những hình ảnh về hậu quả vụ cháy rừng cho thấy một "dòng sông" rượu nổi bong bóng dưới lòng đất chảy qua khu vực đặt nhà máy rượu vang Paradise Ridge Winery trong khi những chai rượu cháy sém chồng lên nhau và rượu rò rỉ từ các bể chứa.
Nhà máy sản xuất rượu vang thông báo rằng sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và cam kết khôi phục sau vụ cháy rừng chết chóc.
Paradise Ridge Winery là một trong những cơ sở sản xuấtrượu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đám cháy di chuyển nhanh chóng qua vùng đất rượu vang của khu vực phía Bắc bang California.
Yêu cầu sơ tán tiếp tục được ban bố hôm 11-10 khi gió chuyển hướng. Khoảng 5.000 cư dân thị trấn Calistoga ở hạt Napa được yêu cầu rời khỏi nhà trong khi cảnh sát ngăn tất cả xe cộ đến gần khu vực này.
Hơn 91.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện. Thống đốc bang California Jerry Brown đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở hạt Sonoma, Napa và 5 hạt khác.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cũng đã tuyên bố tình trạng thiên tai, cho phép viện trợ khẩn cấp liên bang tại khu vực ảnh hưởng.
Napa và Sonoma là nơi có khoảng 1,000 xưởng sản xuất rượu vang. Đây cũng là khu vực tạo ra những chùm nho cao cấp nhất của California, tiểu bang sản xuất 85% lượng rượu vang của nước Mỹ. Do người dân và người lao động đã được sơ tán hết, người ta chưa thể đánh giá thiệt hại khi ngọn lửa quét qua khu vực.
Theo Trí Thức Trẻ/ Bloomberg
Bài viết liên quan
- Sau vụ cháy rừng ở California, con người là nạn nhân đáng thương nhất
- 5 bí quyết bảo quản rượu vang chưa dùng hết